Diễn Đàn Thái Nguyên...
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Đề cương viễn thám - Gis ( 2 )

Go down

Đề cương viễn thám - Gis ( 2 ) Empty Đề cương viễn thám - Gis ( 2 )

Bài gửi  Admin Mon Aug 27, 2012 2:53 pm

ĐỀ CƯƠNG VIỄN THÁM & GIS

Câu 25: Điểm khác nhau cơ bản giữa các loại viễn thám quang học, hồng ngoại, và siêu cao tần là :
Khái niệm viễn thám: là 1 môn khoa học thu nhận thông tin bề mặt Trái đất mà ko cần tiếp xúc trực tiếp với bề mặt ấy. Điều này được thực hiện nhờ vào việc quan sát và thu nhận năng lượng phản xạ, bức xạ từ đối tượng sau đó phân tích, xử lý, ứng dụng các thông tin nói trên. ( theo CCRS).
Phân loại viễn thám:
Phân theo nguồn năng lượng: - Viễn thám chủ động
- Viễn thám thụ động
Phân loại theo dải phổ điện từ:
Viễn thám quang học
Viễn thám hồng ngoại
Viễn thám siêu cao tân.
Phân loại theo đặc điểm quỹ đạo:
Vệ tinh địa tính
Vệ tinh quỹ đạo cực
( đoạn nói thêm, ai thích thêm vào thì thêm)

Điểm khác nhau Viễn thám
quang học Viễn thám
hồng ngoại Viễn thám
siêu cao tần
Vùng thiết bị hoạt động - Thiết bị hoạt động trong vùng phổ điện từ: vùng nhìn thấy, vùng cận hồng ngoại, vùng giữa hồng ngoại, vùng hồng ngoại ngắn.
- Bộ cảm biến nhạy với bước sóng từ 300nm – 3000nm
- Thiết bị hoạt động trong vùng hồng ngoại





- Bộ cảm biến ghi lại dải phổ từ 3000nm- 5000nm và 8000nm – 14000nm







- Bộ cảm biến ghi lại các vi sóng tán xạ ngược của các bước song nằm trong dải phổ từ từ 1mm – 1m.
Ứng dụng - Các dải sóng ngắn hơn thiết bị thu lại được dùng để quan sát đối tượng phát hiện cao như cháy rừng, còn dài sóng dài hơn thiết bị thu được dùng để quan sát mặt đất thông thường ở nhiệt độ thấp hơn. Do đó, viễn thám hồng ngoại dùng phổ biến để quan trắc cháy và ô nhiễm nhiệt…
Các đặc điểm khác - Ko độc lập…. - Ko độc lập…. - Hệ thống này độc lập với thời tiết và bức xạ năng lượng mặt trời


Câu 24: Trình bày 1 số vệ tinh viễn thám đang được sử dụng phổ biến hiện nay:
Trên thế giới:

- Vệ tinh Landsat là tên chung cho hệ thống các vệ tinh chuyên dùng vào mục đích thăm dò tài nguyên Trái Đất.Đầu tiên nó mang tên “kỹ thuật vệ tinh thăm dò Trái đất”. LANDSAT là vệ tinh tài nguyên của Mỹ do Cơ quan Hàng không và Vũ trụ (NASA) quản lý. Hệ thống vệ tinh Landsat cho đến nay đã có 7 thế hệ vệ tinh LANDSAT được nghiên cứu phát triển Và hiện nay là Landsat 7.
Vệ tinh LANDSAT bay ở độ cao 705km, mỗi cảnh TM có độ bao phủ mặt đất là 185km x 170km với chu kỳ chụp lặp là 16 ngày. Có thể nói, TM là đầu thu quan trọng nhất trong việc nghiên cứu tài nguyên và môi trường
- Vệ tinh SPOT:
Hệ thống vệ tinh viễn thám SPOT do Trung tâm Nghiên cứu Không gian (CNES) của Pháp chế tạo và phát triển. Vệ tinh đầu tiên SPOT- 1 được phóng lên quỹ đạo năm 1986, tiếp theo là SPOT- 2, SPOT- 3, SPOT- 4 và SPOT- 5 lần lượt vào các năm 1990, 1993, 1998 và 2002.
Các thế hệ vệ tinh SPOT 1, 2, 3 có đầu thu HRV với kênh toàn sắc độ phân giải 10m; ba kênh đa phổ có độ phân giải 20m. Mỗi ảnh có độ bao phủ mặt đất là 60 km x 60km.
Vệ tinh SPOT- 5, được trang bị một cặp đầu thu HRG là loại đầu thu ưu việt hơn các loại trước đó. Mỗi một đầu thu HRG có thể thu được ảnh với độ phân giải 5m đen - trắng và 10m mầu. Với kỹ thuật xử lý ảnh đặc biệt, có thể đạt được ảnh độ phân giải 2,5m, trong khi đó dải chụp phủ mặt đất của ảnh vẫn đạt 60km đến 80km. Đây chính là ưu điểm của ảnh SPOT-5, điều mà các loại ảnh vệ tinh cùng thời khác ở độ phân giải này đều không đạtđược.
Vệ tinh QuickBird:
Được cung cấp bởi Công ty Digital Globe, ảnh QuickBird hiện nay là một trong những loại ảnh vệ tinh thương mại có độ phân giải cao nhất. Một ảnh QuickBird chuẩn có kích thước 16,5km x 16,5km. Với ảnh viễn thám QuickBird, có thể làm được nhiều việc mà trước đây chỉ có thể thực hiện với ảnh chụp từ máy bay. Các ứng dụng ảnh QuickBird tập trung chủ yếu vào nhiệm vụ quan sát theo dõi chi tiết các đảo hoặc các khu vực dải ven biển, bến cảng, lập bản đồ vùng bờ,...
Vệ tinh ENVISAT:
Được phóng vào ngày 28/2/2002, Envisat là vệ tinh quan sát trái đất lớn nhất mà con người chế tạo. Nó mang theo 10 dụng cụ radar và quang học phức tạp để liên tục giám sát và quan sát đất, khí quyển, đại dương và các mũ băng của Trái đất. Mỗi ngày Envisat tạo ra 240 Gigabyte dữ liệu. Có khoảng 750 dự án khoa học thuộc mọi lĩnh vực đang sử dụng dữ liệu này cùng với những người sử dụng thương mại.
Vệ tinh ENVISAT cung cấp nhiều loại dữ liệu viễn thám, trong đó quan trọng nhất là 2 đầu thu ASAR (Radar) và MERIS (ảnh quang học).
Ngoài ra còn nhiều loại dữ liệu viễn thám khác như vệ tinh COSMOS(Nga), NOAA, JASON, IMASAT, SEASWIF, ...cho phép quan trắc các thông số khí quyển và đại dương. Bên cạnh các vệ tinh tài nguyên, còn cần khai thác thông tin từ các vệ tinh khí tượng và nhiều vệ tinh chuyên dụng khác, ví dụ đo độ cao mặt nước biển, đo tốc độ gió, xác định dòng hải lưu,...
Ở Việt Nam hiện nay đã có khá nhiều ảnh vệ tinh, có loại đã phủ trùm toàn quốc. Dự kiến đến năm 2014,Việt Nam sẽ phóng vệ tinh viễn thám đầu tiên nhằm phục vụ việc quản lý tài nguyên thiên nhiên và thiên tai.Quan chức Viện Công nghệ vũ trụ Việt Nam cho biết.
Vệ tinh viễn thám có nhiệm vụ chụp ảnh. Ảnh của vệ tinh viễn thám, do ở tầm thấp hơn, nên rõ nét hơn so với ảnh của vệ tinh viễn thông.Ứng dụng chính của vệ tinh viễn thám là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, quan trắc trái đất; phục vụ an ninh quốc phòng, như quan trắc tàu biển ra vào, tàu nước ngoài xâm phạm lãnh thổ Việt Nam.
Câu 23: Hãy mô tả quá trình thu thập ảnh của kỹ thuật viễn thám:
( theo t thì nó là 7 khâu hoạt động của viễn thám. Còn lại bác Google cũng chịu nên theo ý các chú thì sao =.=. Ai có ý tưởng thì pm gấp nhé)
Theo trình tự hoạt động của hệ thống, chúng ta có:
- Nguồn năng lượng: Thành phần đầu tiên của một hệ thống viễn thám là nguồn năng lượng để chiếu sáng hay cung cấp năng lượng điện từ tới đối tượng quan tâm. Có loại viễn thám sử dụng năng lượng mặt trời, có loại tự cung cấp năng lượng tới đối tượng. Thông tin viễn thám thu thập được là dựa vào năng lượng từ đối tượng đến thiết bị nhận, nếu không có nguồn năng lượng chiếu sáng hay truyền tới đối tượng sẽ không có năng lượng đi từ đối tượng đến thiết bị nhận.
- Những tia phát xạ và khí quyển: Vì năng lượng đi từ nguồn năng lượng tới đối tượng nên sẽ phải tương tác với vùng khí quyển nơi năng lượng đi qua. Sự tương tác này có thể lặp lại ở một vị trí không gian nào đó vì năng lượng còn phải đi theo chiều ngược lại, tức là từ đối tượng đến bộ cảm.
- Sự tương tác với đối tượng: Một khi được truyền qua không khí đến đối tượng, năng lượng sẽ tương tác với đối tượng tuỳ thuộc vào đặc điểm của cả đối tượng và sóng điện từ. Sự tương tác này có thể là truyền qua đối tượng, bị đối tượng hấp thu hay bị phản xạ trở lại vào khí quyển.
- Thu nhận năng lượng bằng bộ cảm: Sau khi năng lượng được phát ra hay bị phản xạ từ đối tượng, chúng ta cần có một bộ cảm từ xa để tập hợp lại và thu nhận sóng điện từ. Năng lượng điện từ truyền về bộ cảm mang thông tin về đối tượng.
- Sự truyền tải, thu nhận và xử lý: Năng lượng được thu nhận bởi bộ cảm cần phải được truyền tải, thường dưới dạng điện từ, đến một trạm tiếp nhận-xử lý nơi dữ liệu sẽ được xử lý sang dạng ảnh. Ảnh này chính là dữ liệu thô.
- Giải đoán và phân tích ảnh: Ảnh thô sẽ được xử lý để có thể sử dụng được. Để lấy được thông tin về đối tượng người ta phải nhận biết được mỗi hình ảnh trên ảnh tương ứng với đối tượng nào. Công đoạn để có thể “nhận biết” này gọi là giải đoán ảnh. Ảnh được giải đoán bằng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp. Các phương pháp này là giải đoán thủ công bằng mắt, giải đoán bằng kỹ thuật số hay các công cụ điện tử để lấy được thông tin về các đối tượng của khu vực đã chụp ảnh.
- Ứng dụng: Đây là phần tử cuối cùng của quá trình viễn thám, được thực hiện khi ứng dụng thông tin mà chúng ta đã chiết được từ ảnh để hiểu rõ hơn về đối tượng mà chúng ta quan tâm, để khám phá những thông tin mới, kiểm nghiệm những thông tin đã có ... nhằm giải quyết những vấn đề cụ thể.




Câu 22: Nêu các cách phân loại viễn thám? Trình bày 1 trong các cách phân loại cụ thể:
Khái niệm viễn thám: là 1 môn khoa học thu nhận thông tin bề mặt Trái đất mà ko cần tiếp xúc trực tiếp với bề mặt ấy. Điều này được thực hiện nhờ vào việc quan sát và thu nhận năng lượng phản xạ, bức xạ từ đối tượng sau đó phân tích, xử lý, ứng dụng các thông tin nói trên. ( theo CCRS).
Phân loại viễn thám: có 3 cách phân loại viễn thám:
Phân theo nguồn năng lượng:
Viễn thám chủ động
Viễn thám bị động.
Phân loại theo dải phổ điện từ:
Viễn thám quang học
Viễn thám hồng ngoại
Viễn thám siêu cao tân.
Phân loại theo đặc điểm quỹ đạo:
Vệ tinh địa tính
Vệ tinh quỹ đạo cực

Trình bày 1 trong các cách phân loại cụ thể:
Cách 1: trả lời như câu 25( có kèm phầm đọc thêm)
Cách 2: phân loại theo nguồn năng lượng: Mặt trời là nguồn năng lượng chủ yếu trong viễn thám. NLMT vừa phản chiếu đối tượng (rong khoảng nhìn thấy) vừa hấp thụ và tỏa năng lượng( cho dải hồng ngoại nhiệt)
Viễn thám thụ động: là hệ thống viễn thám cho ghi lại các giá trị năng lượng tư nhiên nên chỉ làm việc vào ban ngày khi mặt đất được chiếu sáng.
Viễn thám chủ động: là hệ thống viễn thám mà nguồn năng lượng phản chiếu do con người tạo ra nên có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết các mùa trong năm và mọi thời điểm trong ngày. Ví dụ: viễn thám rada…
Cách 3: Phân loại theo đặc điểm quỹ đạo:
Vệ tinh địa tính: là vệ tinh có tốc độ quay = tốc độ quay của Trái đất( hay ví trí tương đối của vệ tinh so với Trái đất là đứng yên)
Vệ tinh quỹ đạo cực: là vệ tinh có mặt phẳng quỹ đạo vuông góc hay gần vuông góc với mặt phẳng xích đạo của Trái Đất. Tốc độ quay của vệ tinh đc thiết kế sao cho time thu ảnh trên mỗi vùng lãnh thổ là cùng giờ địa phương và time thu ảnh là lặp lại avf cố định đối với 1 vệ tinh.
( Chọn cách nào là tùy ae, có 3 cách đấy, ai thấy cách nào dễ hiểu thì học cách đó ^^)

Câu 21: Viễn thám là ji? Lấy ví dụ về ứng dụng của viễn thám trong thời đại hiện nay?
Khái niệm viễn thám: là 1 môn khoa học thu nhận thông tin bề mặt Trái đất mà ko cần tiếp xúc trực tiếp với bề mặt ấy. Điều này được thực hiện nhờ vào việc quan sát và thu nhận năng lượng phản xạ, bức xạ từ đối tượng sau đó phân tích, xử lý, ứng dụng các thông tin nói trên. ( theo CCRS).
Ngày nay công nghệ viễn thám có khả năng áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau:
1. Viễn thám ứng dụng trong quản lý sự biến đổi môi trường bao gồm: Điều tra về sự biến đổi sử dụng đất và lớp phủ; Vẽ bản đồ thực vật; Nghiên cứu các quá trình sa mạc hoá và phá rừng; Giám sát thiên tai (hạn hán, lũ lụt, cháy rừng, bão, mưa đá, sương mù, sương muối,…); Nghiên cứu ô nhiễm nước và không khí.
2. Viễn thám ứng dụng trong điều tra đất bao gồm: Xác định và phân loại các vùng thổ nhưỡng; Đánh giá mức độ thoái hoá đất, tác hại của xói mòn, quá trình muối hoá.
3. Viễn thám trong lâm nghiệp, diễn biến của rừng bao gồm: Điều tra phân loại rừng, diễn biến của rừng; Nghiên cứu về côn trùng và sâu bệnh phá hoại rừng, cháy rừng.
4. Viễn thám trong quản lý sử dụng đất bao gồm: Thống kê và thành lập bản đồ sử dụng đất; Điều tra giám sát trạng thái mùa màng và thảm thực vật.
5. ứng dụng viễn thám trong địa chất bao gồm: Thành lập bản đồ địa chất; Lập bản đồ phân bố khoáng sản; Lập bản đồ phân bố nước ngầm; Lập bản đồ địa mạo.
6. Viễn thám trong nghiên cứu tài nguyên nước: Lập bản đồ phân bố tài nguyên nước; Bản đồ phân bố tuyết; Bản đồ phân bố mạng lưới thuỷ văn; Bản đồ các vùng đất thấp.
7. Viễn thám trong địa chất công trình: Xác định các vị trí khảo sát cho xây dựng các công trình; Nghiên cứu các hiện tượng trượt đất.
8. Viễn thám trong khảo cổ học: Phát hiện các thành phố cổ, các dòng sông cổ hay các di khảo cổ khác.
9.Viễn thám trong khí tượng thuỷ văn: Đánh giá định lượng lượng mưa, bão và lũ lụt, hạn hán; Đánh giá, dự báo dòng chảy, đánh giá tài nguyên khí hậu, phân vùng khí hậu
10. Viễn thám trong khí tượng nông nghiệp (KTNN) ứng dụng của viễn thám trong KTNN có thể phân thành 3 loại chính:
a/ Điều tra và đánh giá tài nguyên khí hậu nông nghiệp, sự biến đổi tình hình sử dụng đất và lớp đất phủ, và sự thay đổi của chúng theo từng thời gian nhất định.
b/ Đánh giá những tác động của ngoại cảnh liên quan đến sản xuất nông nghiệp. Bao gồm điều kiện môi trường phát triển nông nghiệp, sự phát sinh phát triển (diện tích, mức độ) của những tác hại và nguy hiểm của thời tiết, khí hậu và môi trường đến sản xuất nông nghiệp.
c/ Tính toán các trường yếu tố khí hậu nông nghiệp bề mặt như: bức xạ, phát xạ, nhiệt độ, độ ẩm, bốc thoát hơi…làm cơ sở cho việc phân vùng khí hậu nông nghiệp
d/ Dự báo KTNN bao gồm dự báo năng suất cây trồng, sâu bệnh, hạn hán, úng lụt…Do số liệu viễn thám được cập nhật nhanh, khách quan và chi tiết vì vậy đáp ứng kịp thời và chính xác trong nghiệp vụ dự báo KTNN.
11. Dịch vụ tài chính:
GIS được sử dụng trong lĩnh vực dịch vụ tài chính tương tự như là một ứng dụng đơn lẻ. Nó đã từng được áp dụng cho việc xác định vị trí những chi nhánh mới của Ngân hàng. Hiện nay việc sử dụng GIS đang tăng lên trong lĩnh vực này, nó là một công cụ đánh giá rủi ro và mục đích bảo hiểm, xác định với độ chính xác cao hơn những khu vực có độ rủi ro lớn nhất hay thấp nhất. Lĩnh vực này đòi hỏi những dữ liệu cơ sở khác nhau như là hình thức vi phạm luật pháp, địa chất học, thời tiết và giá trị tài sản.
12.Y tế
Ngoại trừ những ứng dụng đánh gía, quản lý mà GIS hay được dùng, GIS còn có thể áp dụng trong lĩnh vực y tế. Ví dụ như, nó chỉ ra được lộ trình nhanh nhất giữa vị trí hiện tại của xe cấp cứu và bệnh nhân cần cấp cứu, dựa trên cơ sở dữ liệu giao thông. GIS cũng có thể được sử dụng như là một công cụ nghiên cứu dịch bệnh để phân tích nguyên nhân bộc phát và lây lan bệnh tật trong cộng đồng.
13.Chính quyền địa phương
Chính quyền địa phương là một trong những lĩnh vực ứng dụng rộng lớn nhất của GIS, bởi vì đây là một tổ chức sử dụng dữ liệu không gian nhiều nhất. Tất cả các cơ quan của chính quyền địa phương có thể có lợi từ GIS. GIS có thể được sử dụng trong việc tìm kiếm và quản lý thửa đất, thay thế cho việc hồ sơ giấy tờ hiện hành. Nhà cầm quyền địa phương cũng có thể sử dụng GIS trong việc bảo dưỡng nhà cửa và đường giao thông. GIS còn được sử dụng trong các trung tâm điều khiển và quản lý các tình huống khẩn cấp.
14.Bán lẻ
Phần lớn siêu thị vùng ngoại ô được xác định vị trí với sự trợ giúp của GIS. GIS thường lưu trữ những dữ liệu về kinh tế-xã hội của khách hàng trong một vùng nào đó. Một vùng thích hợp cho việc xây dựng môt siêu thị có thể được tính toán bởi thời gian đi đến siêu thị, và mô hình hoá ảnh hưởng của những siêu thị cạnh tranh. GIS cũng được dùng cho việc quản lý tài sản và tìm đường phân phối hàng ngắn nhất.
15.Giao thông
GIS có khả năng ứng dụng đáng kể trong lĩnh vực vận tải. Việc lập kế hoạch và duy trì cở sở hạ tầng giao thông rõ ràng là một ứng dụng thiết thực, nhưng giờ đây có sự quan tâm đến một lĩnh vực mới là ứng dụng định vị trong vận tải hàng hải, và hải đồ điện tử. Loại hình đặc trưng này đòi hỏi sự hỗ trợ của GIS.
16.Các dịch vụ điện, nước, gas, điện thoại...
Những công ty trong lĩnh vực này là những người dùng GIS linh hoạt nhất, GIS được dùng để xây dựng những cơ sở dữ liệu là cái thường là nhân tố của chiến lược công nghệ thông tin của các công ty trong lĩnh vự này. Dữ liệu vecto thường được dùng trong các lĩnh vực này. những ứng dụng lớn nhất trong lĩnh vực này là Automated Mapping và Facility Management (AM-FM). AM-FM được dùng để quản lý các đặc điểm và vị trí của các cáp, valve... Những ứng dụng này đòi hỏi những bản đồ số với độ chính xác cao.

Câu 20: Tình hình ứng dụng của GIS tại Việt Nam hiện nay:
Khái niệm viễn thám: là 1 môn khoa học thu nhận thông tin bề mặt Trái đất mà ko cần tiếp xúc trực tiếp với bề mặt ấy. Điều này được thực hiện nhờ vào việc quan sát và thu nhận năng lượng phản xạ, bức xạ từ đối tượng sau đó phân tích, xử lý, ứng dụng các thông tin nói trên. ( theo CCRS).
( Nêu thêm khái niệm viễn thám là ji?? Là tốt nhất ^^)
Viễn thám đang chứng tỏ sức mạnh to lớn trong việc hỗ trợ giám sát tài nguyên, môi trường, cảnh báo thiên tai... Việt Nam cũng có hàng chục trung tâm xử lý ảnh viễn thám ở nhiều bộ ngành, nhưng hiệu quả sử dụng thấp.
Viễn thám là công nghệ chụp ảnh từ xa như ảnh hàng không, ảnh vệ tinh... Có thể nói các ảnh này là nguồn thông tin thô về mặt đất. Khi kết hợp với Hệ thống Thông tin Toàn cầu (GIS), các ảnh được xử lý bằng cách chồng chập nhiều lớp lên nhau, cho ra cái nhìn toàn cảnh về địa hình, cảnh quan, cấu trúc... của một khu vực, từ đó hỗ trợ cho việc điều tra tài nguyên, khoáng sản, đánh giá biến động đất đai, nguồn nước qua thời gian, điều tra cháy rừng, lũ lụt... Trên cơ sở này, nhà quản lý, nhà quy hoạch cũng sẽ có điều kiện để ra các quyết định hợp lý hơn trong việc sử dụng tài nguyên.
Với những khả năng trên, viễn thám có thể xem là một công cụ không thể thiếu của các nhà khoa học địa lý nói riêng, và các nhà quản lý kinh tế, xã hội nói chung.
Việt Nam có không ít trung tâm xử lý ảnh viễn thám thuộc nhiều Bộ ngành, Viện, trường khác nhau, như trung tâm của Bộ Tài Nguyên Môi trường, Viện Khoa học công nghệ Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội, các công ty... Song tất cả các trung tâm hiện đều hoạt động riêng lẻ. Mỗi trung tâm tự mua ảnh về, xử lý và dùng cho mục đích riêng của mình. Chẳng hạn ảnh của Trung tâm Khí tượng chỉ phục vụ theo dõi khí tượng thủy văn, của Bộ Nông nghiệp chỉ nhằm kiểm kê rừng... Chưa có một đầu mối nào đứng ra tập hợp, xử lý thông tin từ tất cả các trung tâm để tận dụng các nguồn thông tin này, mặc dù nhiều bức ảnh trị giá cả chục nghìn USD lẽ ra có thể được dùng chung cho nhiều ngành. Nói cách khác, ảnh viễn thám hiện chỉ nhằm giải quyết những vấn đề "nóng", chứ chúng ta chưa có công nghệ cơ bản khai thác và quản lý chúng.
Trước thực tế "manh mún" của ngành viễn thám, Bộ Tài Nguyên và Môi trường sẽ xây dựng một trạm thu ảnh vệ tinh phục vụ giám sát môi trường, điều phối nguồn cung cấp ảnh cho cả nước, thay vì mua ảnh như hiện nay. Tuy nhiên, giáo sư Nguyễn Thượng Hùng, Phó Chủ tịch Hội Địa lý Việt Nam cho rằng từ kinh nghiệm của Thái Lan, các nước đang phát triển như Việt Nam nên mua ảnh, chứ không nên duy trì một trung tâm thu và xử lý ảnh, bởi chi phí vận hành nó quá tốn kém, đến cả triệu đôla mỗi năm. Trong khi đó, "vấn đề của Việt Nam hiện nay không phải là thiếu ảnh, mà là yếu kém trong khâu khai thác ảnh". Chính vì vậy, ông Hùng đề nghị cần có một cơ sở tập hợp các dữ liệu viễn thám, tổ chức lại lực lượng và nguồn tài nguyên của những trung tâm nhỏ lẻ hiện nay, khai thác triệt để sức mạnh của họ. Cũng theo ông Hùng, chúng ta không cần có vệ tinh cho riêng mình, vì ảnh của các nước lân cận trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc đã bao trùm cả Việt Nam.
Hiện nay kiến thức viễn thám của các chuyên gia Việt Nam không đi sau thế giới, nhưng việc ứng dụng thì thua xa các nước trong khu vực. Chúng ta chưa tập hợp được lực lượng trong lĩnh vực này và hiệu quả hoạt động chưa cao. Mặc dù Việt Nam đầu tư cho viễn thám không phải là nhỏ, chiếm 0,04 % tổng ngân sách nhà nước, trong khi Mỹ chỉ là 0,025%, nhưng hiệu quả đạt được của Việt Nam rất thấp, còn Mỹ đã tiến rất xa.

Câu 19: Trình bày khả năng ứng dụng của GIS trong các ngành kinh tế kỹ thuật?
Quản lý dân số,
Quản trị mạng lưới giao thông (thuỷ - bộ),
Quản lý mạng lưới y tế, giáo dục, dịch vụ( du lịch, di sản…)
Điều tra và quản lý hệ thống cơ sở hạ tầng, GTVT.
Đánh giá khả năng thích nghi cây trồng, vật nuôi và động vật hoang dã,
Định hướng và xác định các vùng phát triển tối ưu trong sản xuất nông nghiệp,
Hỗ trợ quy hoạch và quản lý các vùng bảo tồn thiên nhiên,
Đánh giá khả năng và định hướng quy hoạch các vùng đô thị, công nghiệp lớn,
Hỗ trợ bố trí mạng lưới y tế, giáo dục.

Câu 18: Trình bày ứng dụng của GIS trong quản lý và bảo vệ môi trường?

( Hãy trình bày theo cách của bạn. Hãy chém theo phong cách của riêng mình @@. Đoạn ni t copy đc nhiều, ae đọc qua, cũng dễ hiểu, dễ nhớ, dễ chém.. Tuy hơi dài nhưng tùy thuộc vào khả năng nhớ của ae mà chem. Trong 30’ nhé ^^)
1.TÀI NGUYÊN SINH VẬT:
a.Phân tích Quần thể Ðộng vật hoang dã
Bạn có thể sử dụng GIS để hiển thị và phân tích dữ liệu thuộc tính. Chẳng hạn, Chambers Group sử dụng GIS và các dữ liệu thu thập được từ hệ thống định vị toàn cầu (GPS) để dẫn ra sự phân bố và mật độ của các quần thể rùa cạn sa mạc. Công ty Duke Power dùng GIS để quản lý các dữ liệu địa lý về các loài cá nước mở (open water). Sự kết hợp giữa GIS và công nghệ định vị bằng tiếng dội đã cho những thông tin và những đánh giá loài chi tiết hơn so với các phương pháp trước đây.
Sau khi thu thập dữ liệu, GIS được sử dụng để mô phỏng và phân tích tính đa dạng theo không gian, sự phân bố theo độ sâu và kích cỡ của các loài cá.
b.Phân tích phân bố loài
Hiện nay ô nhiễm môi trường đang đe doạ sự tồn tại của nhiều loài sinh vật, trong đó có nhiều loài cá. GIS đã hỗ trợ tích cực trong công việc bảo tồn những loài cá đang bị đe doạ. Các dữ liệu bao gồm thông tin về độ rộng và độ sâu của dòng chảy, chất lượng và nhiệt độ nước, sự phân bố của các loài cá. Phần mềm ARC/INFO đã được sử dụng để nhập dữ liệu vào một cơ sở dữ liệu gồm 250 lớp thông tin bao phủ toàn bộ vùng châu thổ sông Columbia. Những thông tin này đã được xuất bản trên CD-ROM và cung cấp cho các nhà quản lý tài nguyên.
Trường Ðại học Wisconsin đã sử dụng GIS để phân tích sự xâm thực trở lại của loài sói lông xám ở miền đông cùng các yếu tố đưa đến sự tái thiết lập thành công vùng phân bố này. Bản đồ cho thấy hướng di chuyển ổn định của loài sói này đến miền đông.
Các đặc tính tự nhiên của các vùng sinh lý Maine có thể được đánh giá ngay lập tức bằng việc sử dụng dữ liệu GIS để lập bản đồ. Văn phòng GIS vùng Maine đã dùng GIS để phân chia 15 vùng tự nhiên của Maine cùng với các loài trong mỗi vùng.
c.Kiểm soát các khu bảo tồn
Tổ chức Bảo tồn quốc tế và Chính phủ Malagasy đã sử dụng GIS để kiểm soát sự phân bố của các loài thực vật ở Madagascar. Bản đồ này biểu diễn các loài thực vật của miền nam Madagascar bằng các màu khác nhau và biểu diễn các khu bảo tồn bằng nền chéo. Với những thông tin này, có thể dễ dàng xác định các vùng cần được bảo vệ hoặc các vùng hiện được bảo vệ có khả năng bị xâm hại.
d. Kiểm soát đa dạng sinh học
Một số tổ chức đã sử dụng GIS để phân tích sự phân bố và mức độ bảo tồn đối với một số thành phần của đa dạng sinh học. GIS giúp các nhà nghiên cứu xác định các loài có khả năng hiện diện trong vùng quản lý hay không (vùng gián đoạn). Những loài này được dùng làm chỉ thị cho đa dạng sinh học hoặc cho sự vắng mặt, đối với một vùng cụ thể.
e. Bảo tồn những loài đang bị đe doạ
Hiện nay ô nhiễm môi trường đang đe doạ sự tồn tại của nhiều loài sinh vật, trong đó có nhiều loài cá. GIS đã hỗ trợ tích cực trong công việc bảo tồn những loài cá đang bị đe doạ. Các dữ liệu bao gồm thông tin về độ rộng và độ sâu của dòng chảy, chất lượng và nhiệt độ nước, sự phân bố của các loài cá. Phần mềm ARC/INFO đã được sử dụng để nhập dữ liệu vào một cơ sở dữ liệu gồm 250 lớp thông tin bao phủ toàn bộ vùng châu thổ sông Columbia. Những thông tin này đã được xuất bản trên CD-ROM và cung cấp cho các nhà quản lý tài nguyên.
Các chuyên gia ở Corvallis, Oregon đã sử dụng dữ liệu GIS để phát triển chiến lược bảo tồn loài cá hồi Coho, một loài cá hồi màu hồng bạc được tìm thấy chủ yếu ở vùng cửa sông của Oregon và Washington. Trong nghiên cứu này, vùng châu thổ sông Umpqua đã được lựa chọn, đây là vùng trước đây rất nhiều cá hồi Coho, nhưng nay do khai thác gỗ, xây dựng, nắn thẳng dòng chảy sông suối, đã phá huỷ nơi sống của loài cá này, làm số lượng của chúng giảm sút nghiêm trọng, chỉ khoảng 3% so với trước kia. Công việc bảo tông được bắt đầu với việc xác định nơi cư trú của các quần thể và giúp cho chúng mở rộng quần thể. GIS được sử dụng để hiển thị và phân tích thông tin về điều kiện sống của loài.
Tìm kiếm nơi sống phù hợp: Các nhà phân tích đã tạo ra các bảng biểu và bản đồ chi tiết về hệ thống dòng chảy, từ đó tìm kiếm những nơi thích hợp cho cá hồi Coho. Các yếu tố đặc trưng của dòng chảy ảnh hưởng trực tiếp đến cá hồi Coho đều được đưa đồng thời vào bản đồ.
Công cụ phối hợp hoạt động: Ðể thực hiện nhiệm vụ bảo tồn cá hòi Coho, các nhà nghiên cứu cần phối hợp với các tổ chức bảo tồn khác. GIS trở thành công cụ hữu ích để trao đổi phối hợp, tạo các ấn phẩm đồ hoạ để phát hành cũng như để thảo luận và là công cụ chia xẻ các thông tin mới, đưa các dữ liệu lên Internet. Các cơ quan quản lý các cấp, các nhà khoa học, những người hoạt động môi trường và những đối tượng khác đều có thể sử dụng và đóng góp thông tin trực tiếp vào cơ sở dữ liệu của hệ thống.

2.DẦU MỎ - KHÍ ÐỐT
Dầu mỏ và khí đốt là nguồn tài nguyên đang được khai thác rộng khắp trên toàn thế giới và luôn phải đảm bảo hạn chế những sự cố môi trường. Bởi lẽ đó quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên này luôn là vấn đề được quan tâm. Với công nghệ GIS, công việc này đã được hỗ trợ rất nhiều, nâng cao hiệu quả quản lý cũng như khai thác.
Thăm dò trong những khu vực nhạy cảm
Sử dụng GIS và các công nghệ khoan thăm dò hiện đại, người ta có thể định vị và tiến hành xử lý các dữ liệu bề mặt một cách dễ dàng, cách xa vùng nhậy cảm mà vẫn đảm bảo đạt được những yêu cầu chuyên môn có giá trị của vùng dưới mặt đất.
Chevron, một tập đoàn dầu lửa quốc tế, đã sử dụng phần mềm ArcView GIS để định vị dầu mỏ trong vùng châu thổ Niger. Công ty trách nghiệm hữu hạn Chevron Nigeria thuộc tập đoàn Chevron đã ứng dụng GIS trong phần lớn các hoạt động của công ty. GIS cho phép thăm dò và quản lý nguồn dầu mỏ mà hạn chế tối thiểu ảnh hưởng có hại đối với hệ động, thực vật.
Các số liệu thu được từ quan trắc địa chấn được thu thập để tạo nên các bản đồ 3 chiều dưới mặt đất. Các chuyên gia có thể sử dụng những ảnh 3 chiều này để đưa ra các quyết định về vị trí có thể của các túi dầu mà không cần tiến hành khoan nhiều lần.
Những vấn đề liên quan trong quản lý tài nguyên dầu mỏ
Có rất nhiều vấn đề về môi trường có liên quan trong quá trình khai thác dầu mỏ, hệ thống thoát nước, sông suối bị ô nhiễm, sự biến mất của cá và động vật hoang dã. Do đó các công ty dầu mỏ khai thác trong vùng phải làm việc với chính quyền địa phương về vấn đề dự trữ dầu mỏ, xây dựng đường giao thông, nạo vét kênh mương, đảm bảo điều kiện sống của dân cư cũng như các sinh vật hoang dã.
Các nhà khoa học của Charvon đã nhập các ảnh vệ tinh và dữ liệu quan trắc không gian vào hệ thống ArcView GIS để tạo bản đồ cơ sở của vùng. Họ kiểm tra và hiệu đính các vị trí của các đối tượng cố định như các giếng dầu và đường giao thông so với số liệu nhận được từ hệ thống định vị toàn cầu (GPS). Những dữ liệu khác, chẳng hạn như vị trí vùng đất ngập nước, những loài bị đe doạ, dân cư, đều được thêm vào các bản đồ số. Tất cả những dữ liệu GIS này cùng với các số liệu thăm dò đã giúp xác định vị trí thích hợp nhất để tạo một giếng khoan, đồng thời hỗ trợ tích cực cho các nhà quản lý tài nguyên.
Quan trắc chất lượng nước: Khi dầu mỏ được khai thác từ lòng đất, nó luôn chứa một lượng khí tự nhiên, một số chất gây ô nhiễm (như lưu huỳnh) và nước. Những chất lỏng này được xử lý và sau một thời gian sẽ quay trở lại lòng đất. Kiểm soát lượng nước thải từ các giếng khoan là cần thiết để xác định các xử lý phương pháp xử lý an toàn thích hợp. Các phân tích hoá học về chất lượng nước cũng được lưu trong GIS, giúp cho các nhà quản lý xác định nhanh chóng bất kỳ sự tăng lên nào của các chất gây ô nhiễm và đưa ra những biện pháp kịp thời.
Quản lý an toàn khai thác
GIS được sử dụng để tạo bản đồ về các vùng nước ngầm nhạy cảm, với sự chồng lớp dữ liệu về vị trí dàn khoan, độ sâu của nước. Những bản đồ này sẽ giúp thiết kế tuyến đường ống dẫn dầu.
GIS cũng được sử dụng nếu có sự cố tràn dầu. Những dữ liệu tràn dầu được chính phủ và các công ty dầu mỏ lưu giữ và nhập vào hệ GIS và được mã hoá với những thông số như số lượng dầu tràn, thời gian, những người có liên quan. Những dữ liệu này sẽ hỗ trợ các nhà quản lý rất nhiều. Khi sự cố xảy ra, GIS có thể xác định nhanh chóng những vị trí đường ống được ưu tiên và những nơi cư trú cần được bảo vệ.

3.TÀI NGUYÊN NƯỚC
GIS có thể hỗ trợ đánh giá mức nước ngầm, mô phỏng hệ thống sông hồ và nhiều ứng dụng liên quan đến quản lý tài nguyên nước khác. Những ví dụ dưới đây là một vài ứng dụng của GIS trong lĩnh vực này.
Kiểm soát mức nước ngầm
Duy trì mực nước ngầm thích hợp trong các vùng khai khoáng là một vấn đề lớn. Trường Ðại học Kỹ thuật Aachen, Ðức đã sử dụng GIS để kiểm soát mực nước ngầm cho các vùng khai thác than, tạo các bản đồ mực nước ngầm, kết hợp với các dữ liệu khác như thổ nhưỡng, địa hình, quy mô khai thác mỏ, công nghệ kỹ thuật được sử dụng, cung cấp công cụ đắc lực cho các nhà phân tích.
Kiểm soát sự phục hồi mực nước ngầm
Ðánh giá sự phục hồi mực nước ngầm là rất khó khăn, nhưng với công nghệ GIS công việc này trở nên dễ dàng hơn. Umlandverband Frankfurt, Ðức, đã dùng GIS để xây dựng các lớp bản đồ cho mỗi tính toán về sự phục hồi mực nước ngầm. Những lớp này sau đó được kết hợp lại để tạo nên một bản đồ cuối cùng biểu diễn sự phục hồi của mỗi vùng.
GIS giúp cho các nhà nghiên cứu dễ dàng tính toán và mô phỏng đồng thời tốc độ phục hồi mực nước ngầm của các vùng khác nhau.
Phân tích hệ thống sông ngòi
Viện Ðịa chất ở Zagreb, Croatia, đã sử dụng GIS để phân tích hệ thống sông cũng như toàn bộ vùng lưu vực sông Drava. Với công nghệ GIS có thể xây dựng mô phỏng mạng lưới sông ngòi của khu vực cùng các thông số đặc trưng cho mỗi dòng chảy và phân tích những ảnh hưởng mà chúng có thể chịu tác động.
Quản lý các lưu vực sông
Lưu vực sông là một hệ thống nhạy cảm và phức tạp. Quản lý lưu vực sông đòi hỏi lưu lượng nước đầy đủ, duy trì sự ổn định của các hệ sinh thái, kiểm soát lũ.
Công ty Quản lý Chất thải và Năng lượng Hạt nhân Thuỵ Ðiển và Nespak, Pakistan phối hợp sử dụng GIS hỗ trợ quản lý vùng lưu vực sông Torrent ở Pakistan. GIS được sử dụng để mô hình hoá sự cân bằng nước, quá trình xói mòn, và kiểm soát lũ cho khu vực.
Hammon, Jensen, Wallen & Associates dùng GIS để kiểm soát vùng lưu vực sông Santa Lucia Preserve. Mô hình không gian ba chiều được xây dựng nhờ công nghệ GIS, đã giúp các nhà nghiên cứu tiếp cận chính xác về địa hình và thổ nhưỡng của khu vực, từ đó xây dựng những quy luật diễn biến quan trọng cho toàn bộ vùng lưu vực sông.
Kiểm soát các nguồn nước
Tại Mỹ, GIS được dùng để quản lý sự phân bố của các nguồn nước, nhờ đó các nhà khoa học có thể dễ d xác định vị trí các nguồn nước này trong toàn bộ hệ thống.

4.TÀI NGUYÊN ĐẤT
GIS được dùng để mô phỏng và quy hoạch sử dụng tài nguyên đất của một thành phố, một quốc gia hay một vùng. Các ví dụ dưới đây sẽ cho thấy các cách sử dụng GIS trong quản lý sử dụng tài nguyên đất.
Quản lý phân vùng các dạng đất
GIS có thể được dùng để lập bản đồ phân loại đất của một vùng. Mỗi loại đất được biểu diễn bởi một màu và nền khác nhau theo quy định. Kèm theo các polygon biểu diễn phân bố của các loại đất là các thông tin thuộc tính như địa điểm, diện tích,... Những thông tin dưới dạng bản đồ giúp cho các nhà quản lý phân tích dễ dàng những xu hướng biến đổi do các tác động của thiên nhiên hoặc của con người.
Qui hoạch sử dụng tài nguyên đất
Công nghệ GIS hỗ trợ rất nhiều trong công việc quy hoạch sử dụng đất. Những dữ liệu về hiện trạng sử dụng đất được thu thập từ những quan trắc không gian được xử lý trong hệ GIS, lập bản đồ hiện trạng, kèm đó là những số liệu phân tích. Dựa vào đó các nhà qui hoạch có thể dễ dàng quản lý và phát triển các kế hoạch sử dụng đất hợp lý.
Thành phố Brno, Cộng hoà Czech, đã dùng công nghệ GIS để phát triển qui hoạch tổng thể của thành phố và hiển thị thông tin theo cơ sở dữ liệu GIS địa chính của thành phố.
Mlada, Cộng hoà Czech cũng sử dụng GIS để hỗ trợ kế hoạch quy hoạch lại một khu sân bãi quân sự, đánh giá và mô phỏng các loại tài nguyên đất: đất nông nghiệp, đất nông nghiệp, đất tự nhiên.
Viện Ðịa lý "Agustin Codazzi" (IGAC) của Colombia đã dùng công nghệ GIS để hiển thị và kiểm soát hiện trạng sử dụng đất hiện nay và trong tương lai của thành phố Ibague.
Phân tích xu hướng xây dựng
Sở Phát triển Nhà và Ðô thị Adelaide, Australia sử dụng GIS để phân tích xu hướng xây dựng của thành phố, từ đó chỉ ra sự mở rộng của thành phố và ảnh hưởng của nó đối với cơ sở hạ tầng.
Kiểm soát tài nguyên đất
Các dự án phát triển được đề xuất dọc theo biên giới Mexico và Mỹ được hỗ trợ bởi các thông tin của GIS, chẳng hạn để kiểm kê, lập bản đồ các nguồn tài nguyên, chế độ thuỷ văn, tác động của con người, cơ sở hạ tầng dọc theo biên giới.

5.TÀI NGUYÊN RỪNG
Ngày nay, công việc quản lý tài nguyên rừng đang là một thách thức lớn. Với GIS các nhà quản lý có thể thực hiện nhiệm vụ này dễ dàng hơn. Những ví dụ dưới đây sẽ minh hoạ cho nhận định này
Kiểm kê trạng thái rừng hiện tại
Với GIS bạn có thể kiểm kê trạng thái gỗ, thuỷ hệ, đường giao thông, đường tàu hoả và các hệ sinh thái và sử dụng những thông tin này để đánh giá về mùa vụ, chi phí vận chuyển, hoặc điều kiện sống của các động vật hoang dã đang bị đe doạ.
Với GIS bạn có thể đánh giá các đặc điểm của một khu rừng dựa trên các điều kiện quản lý khác nhau. Trên cơ sở các dự báo này, bạn có thể quan sát tương tai của khu rừng dưới dạng bản đồ và số liệu phân tích, từ đó vạch ra chiến lược quản lý và phát triển các nguồn tài nguyên rừng sao cho đạt được hiệu qủa cao.
Mô hình hoá hệ sinh thái rừng
GIS có thể được dùng như một thành phần của hệ thống hỗ trợ quyết định (DSS) trong quản lý lâm nghiệp, chẳng hạn, được dùng để mô hình hoá các thành phần không gian.

Câu 17: Chồng ghép bản đồ là gì? Nêu tóm tắt các phương pháp chồng ghép bản đồ?
Khái niệm về chồng ghép bản đồ.
Chồng ghép chính là sự gộp chung dữ liệu không gian và thuộc tính của hai hay nhiều lớp dữ liệu .
Việc chồng ghép các bản đồ trong kỹ thuật GIS là một khả năng ưu việt của GIS trong việc phân tích các số liệu thuộc về không gian, để có thể xây dựng thành một bản đồ mới mang các đặc tính hoàn toàn khác với bản đồ trước đây.
Việc thi hành các thao tác chồng xếp chủ yếu tùy thuộc vào các dạng của mô hình dữ liệu đang được sử dụng. Chức năng chồng xếp trong mô hình raster và vecter được thực hiện theo các cách khác nhau.
Trong hệ thống raster
Diện tích không gian được chia nhỏ thành các ô đều nhau, mỗi một thuộc tính ứng với một lớp. Tất cả các lớp có một cách chia không gian tạo cho nó sự dễ dàng so sánh giữ chúng.
Khác với chồng ghép vector, chồng ghép raster không tạo ra các đa giác nhỏ không mong muốn, bởi lẽ dữ liệu raster bao gồm các ô lưới kích thước bằng nhau.
Trong chồng ghép raster, các thao tác số học (+, -, *, /) và một số thao tác logic (AND, OR,…) và thống kê có thể thực hiện được một cách trực tiếp trong quá trình chồng ghép các lớp dữ liệu raster. Ví dụ hai lớp chuyên đề A và B sau có thể được cộng, trừ, nhân, chia,… để tạo ra một lớp chuyên đề C mới thông qua các thao tác toán học hay logic.
Trong hệ thống vecter
Thì thao tác chồng xếp phức tạp hơn. Trong hệ thống này, khu vực thông tin được biểu diễn bởi các vùng và thuộc tính. Toàn bộ các vùng có mã nhận dạng riêng biệt bằng một chìa khóa( ID) và nó được dùng để liên kết với một bảng tính chất với các vùng đó. Dữ liệu dùng trong thao tác chồng xếp được lưu trữ trong bảng thuộc tính này.Bước đầu tiên của thao tác chồng xếp trong hệ thống vecter là tạo ra những vùng trên lớp mới bằng việc dùng thuật toán giao cắt vùng. Khi các vùng của lớp được đặt trên một lớp thứ 2 thì sự ghép liên tiếp giữa các vùng được tạo ra bởi sự chia cắt nhỏ của những vùng trước bằng chính những đường bao của chúng. Qúa trình này có thể đem so với sự đặt 2 bản đồ xếp chồng lên nhau trên một bàn sang và tìm tất cả các vùng nơi mà các khoanh có vị trí khác nhau để xác định chúng trong vùng mới. Khi các vùng mới được tạo ra, một bảng thuộc tính mới sẽ được liên kết với lớp này. Việc tổ hợp các giá trị thuộc tính của các vùng bao trùm lên bản đồ gốc tao ra bảng thuộc tính mới gọi là quá trình chồng xếp.
Trong GIS, người ta phân biệt 3 loại chồng ghép dạng vecter sau:
- Chồng ghép đa giác trên đa giác: Chồng ghép đa giác là một thao tác không gian trong đó một lớp chuyên đề chứa các đa giác được chồng ghép lên một lớp khác để hình thành một lớp chuyên đề mới với các đa giác mới. Mỗi đa giác mới là một đối tượng mới được biểu diễn bằng. Một dòng trong bảng thuộc tính.
- Chồng ghép điểm trên đa giác: Các đối tượng điểm cũng có thể được chồng ghép trên các đa giác. Các điểm sẽ được gán các thuộc tính của đa giác mà trên đó chúng được chồng lên. Các bảng thuộc tính sẽ được cập nhật sau khi tất cả các điểm được kết hợp với đa giác.
- Chồng ghép đường trên đa giác: Các đối tượng đường cũng có thể được chồng ghép trên các đa giác để tạo ra một bộ các đường mới chứa các thuộc tính của cácđường ban đầu và của các đa giác. Cũng như trong chồng ghép đa giác, các điểm cắt được tính toán, các nút và các liên kết được hình thành, topo được thiết lập và cuối cùng là các bảng thuộc tính được cập nhật.
Trong GIS có 6 phương pháp chồng xếp bản đồ như sau:
- Chồng xếp bản đồ bằng phương pháp số học: Chồng xếp số học bao gồm các thao tác như: cộng, trừ, nhân, chia. Thao tác số học được thiết lập trên mỗi giá trị lớp dữ liệu và giá trị trên vị trí tương ứng của lớp dữ liệu thứ 2.
- Chồng xếp bản đồ bằng phương pháp logic: Phương pháp này dùng các phép toán logic( and, or và not) để thực hiện việc chồng xếp.
- Chồng xếp bản đồ bằng phương pháp có điều kiện: Phương pháp chồng ghép dùng biểu thức có điều kiện là quá trình máy tính kiểm tra các số liệu trên bản đồ có thoả mãn một điều kiện nào đó cho trước hay không? Theo phương pháp này thì các phép toán logic được thay thế bằng biểu thức có điều kiện khi thực hiện chồng xếp.
- Chồng xếp bản đồ bằng phương pháp sử dụng một cột của bảng thuộc tính: phương pháp này sử dụng một cột của bảng thuộc tính và bản đồ gốc để xây dựng bản đồ thuộc tính.
- Chồng xếp bản đồ bằng phương pháp phân lớp.
- Chồng xếp bản đồ bằng phương pháp trượt: Phương pháp này thực hiện bằng cách lấy 2 bản đồ trượt qua nhau.
Phương pháp chồng xếp bản đồ được thực hiện trên cả mô hình vecter và raster tuy nhiên, chồng xếp bản đồ bằng mô hình raster sẽ tiết kiệm được thời gian và đạt được hiệu quả cao hơn so với mô hình vecter
Câu 16: Hãy vận dụng các kiến thức về GIS để đánh giá tiềm năng tự nhiên đất đai?

Câu 15: Trình bày các chức năng thể hiện và tìm kiếm số liệu, đo đếm tính toán của GIS, lấy ví dụ minh họa?
* Chức năng thể hiện và tìm kiếm số liệu:
GIS cho phép chúng ta tìm kiếm lựa chọn số liệu theo những yêu cầu cụ thể, đối với dự liệu ở dạng không gian và dữ liệu ở dạng thuộc tính.
- Tìm xem có cái gì trong khu vực cụ thể: chính là trả lời cho câu hỏi “ở đâu có cái gì?”. Chúng ta có thể đọc nội dung của bản đồ và các bảng thuộc tính có liên quan cho 1 khu vực hay 1 pixel nào đó trên bản đồ.
VD: + Trên Arc Info sử dụng chức năng querry để xem các thông tin của loại đất từ bảng thuộc tính có liên quan.
+ Trên Map Info sử dụng chắc năng tìm kiếm querry và Info xem các thuộc tính có liên quan đến thửa đất, loại đất.
- Thể hiện và tìm kiếm số liệu không gian; nó trả lời cho câu hỏi “cái này ở đâu?”.
Bằng các pp chồng ghép bản đồ, sử dụng biểu thức logic, biểu thức có đk để tìm xem những nơi nào thỏa mãn về các đk đất đai, khí hậu và thị trường cho việc phát triển cây chè hoặc bất kỳ 1 loại cây nào khác.
VD: Tìm 1 khu đất có diện tích 10 ha cách đường 5km trong 1 vùng cụ thể.

*) Chức năng đo đếm tính toán:
Chức năng này của GIS bao gồm việc đo đếm tính toán giữa các điểm, chiều dài của các đường, diện tích chu vi của các đa giác xác định thể tích và đo đếm. VD: Tính toán từ vùng sx đến trung tâm tiêu thụ sản phẩm hay nhà máy chế biến ta cần làm bằng cách đánh dấu lên bảng dữ liệu và bản đồ tương ứng.
VD1: Khi tìm vùng sinh thái có diện tích lớn nhất dùng hàm cực đại, đối tượng sẽ đc đánh dấu hiển thị trên bản đồ cùng với dòng dữ liệu tương ứng trong bảng thuộc tính.
VD2: Tìm các khu dân cư có diện tích bằng 10 ha cách đường 5km trong 1 vùng cụ thể hoặc tìm xem những khu đất trên đường phố chỗ nào thuận lợi cho việc xây dựng của cửa hàng.

Câu 14: Hãy vận dụng các kiến thức về GIS để nghiên cứu lũ lụt?
Việt Nam là một nước luôn bị thiên tai đe doạ, ngập lụt hàng năm, thiệt hại nhiều về người và của với vị trí địa lý đặc thù và địa hình phân bố phức tạp, hàng năm, nước ta phải đối mặt với rất nhiều loại hình thiên tai, đặc biệt là các loại hình thiên tai liên quan đến nước (thủy tai) như lũ, bão, ngập úng, sạt lở và lũ quét. Thiên tai không những gây tổn thất về kinh tế, cơ sở vật chất, giảm tăng trưởng GDP mà còn trực tiếp cướp đi sinh mạng của nhiều người dân, đẩy một bộ phận dân chúng (những người nghèo nhất) quay trở lại ranh giới nghèo đói. Trong những năm gần đây, dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai càng ngày càng trở nên khốc liệt hơn về cường độ cũng như phạm vi ảnh hưởng. Bão, lũ và lũ quét xảy ra thường xuyên hơn tại nhiều địa phương và cùng với nó, thiệt hại về kinh tế (hàng trăm tỷ đồng) cũng như sinh mạng ngày một nhiều hơn.
Trong lĩnh vực này GIS được dùng như là một hệ thống đáp ứng nhanh, phục vụ chống thiên tai như lũ quét ở vùng hạ lưu, xác định tâm bão, dự đoán các luồng chảy, xác định mức độ ngập lụt, từ đó đưa ra các biện pháp phòng chống kịp thời... vì những ứng dụng này mang tính phân tích phức tạp nên mô hình dữ liệu không gian dạng ảnh (raster) chiếm ưu thế. Do đặc tính thay đổi theo không gian và thời gian của nguồn nước, công nghệ GIS đã được minh chứng là một công cụ hữu ích cho việc quản lý, dự báo và qui hoạch nguồn nước.
Trường Đại học Thuỷ lợi đã ứng dụng các loại mô hình toán và hệ thống GIS vào cảnh báo lũ và ngập lụt cho vùng đồng bằng các sông lớn miền Trung nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng của thiên tai lũ lụt cho nhân dân trong vùng. Với các tỉnh miền Trung, để cảnh báo lũ cần xây dựng một cở sở dữ liệu về nguy cơ ngập lụt ứng với các cấp mực nước tại các trạm thuỷ văn nằm ở hạ lưu sông, sau đó xây dựng các phương án dự báo lũ nhanh cho các trạm này, và so sánh mực nước dự báo với mực nước tương ứng của các bản đồ ngập lụt để cảnh báo nguy cơ ngập lụt
Một loạt các bản đồ ngập lụt ứng với các kịch bản mực nước khác nhau được xây dựng. Áp dụng phân tích không gian, và 3D trong GIS ta có thể phân tích, tính toán những ảnh hưởng của lũ lụt theo từng kịch bản mực nước để có thể cảnh báo lũ cho dân. Các kỹ thuật đã được sử dụng để dự báo mức nước lũ tại các địa phương và lưu lượng dòng chảy trong sông. Dự báo này có thể được sử dụng để xây dựng chiến lược điều hành cho hoạt động hồ chứa – công trình điều hành giảm lũ cho hạ lưu. Hơn thế nữa, nó tạo nền tảng để cảnh báo lũ cho chính quyền địa phương và nhân dân trong vùng.
Để cảnh báo, bản đồ ngập lụt đã được xây dựng từ kết quả mực nước dự báo trong mô hình. Sự giao cắt giữa bản đồ ngập lụt và các bản đồ định cư, bản đồ sử dụng đất sẽ vạch ra được biên giới các vùng ngập lụt. Kết quả của mô hình đã tạo ra được hệ thống cảnh báo lũ sớm, ví dụ như cảnh báo lũ trước 72, 48 và 24 giờ. Hơn thế nữa, nó còn giúp các nhà quản lý có thể quyết định tìm ra phương án tốt nhất để đối phó với lũ. Chẳng hạn như vấn đề di dân khi lũ đến, các nhà phân tích có thể tìm được con đường thuận tiện nhất khi di dân từ vị trí này đến vị trí khác. Hoặc khi người dân gặp nạn, có thể tìm ra con đường nhanh nhất để đưa nạn nhân tới bệnh viện.
Ứng dụng khác của GIS là cảnh báo lũ quét trên các vùng núi. Một bản đồ GIS được lập tại các vùng núi sẽ xác định được các yếu tố như mức độ rừng bị phá, độ dốc, diện tích của các sườn núi... Từ các thông tin này, máy tính có thể tính toán, dự đoán ra những khu vực có nguy cơ sạt lở đất, bị lũ quét cao, ước tính được với lưu lượng mưa bao nhiêu, thời gian bao lâu thì có nguy cơ xảy ra lũ quét. Từ các dự đoán đó, địa phương sẽ có thể di dời các khu dân cư ra khỏi vùng nguy hiểm, hoặc dự báo sớm về các khả năng thiên tai xảy ra.







Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 65
Join date : 21/08/2012
Age : 31

http://ddtn.pops.tv

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết