Diễn Đàn Thái Nguyên...
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Đề cương viễn thám gis ( 2 )

Go down

Đề cương viễn thám gis ( 2 ) Empty Đề cương viễn thám gis ( 2 )

Bài gửi  Admin Mon Aug 27, 2012 3:35 pm

ĐỀ CƯƠNG VIỄN THÁM VÀ GIS.
Câu 1: Định nghĩa GIS và nêu các bộ phận cấu thành GIS?
* Định nghĩa GIS:
Tùy theo các chức năng, nhiệm vụ của mỗi hệ thông tin địa lý mà có nhiều định nghĩa khác nhau, tuy nhiên các khái niệm về GIS đều dựa trên 3 yếu tố quan trọng là: dữ liệu đầu vào, hệ thống vi tính số kỹ thuật cao và khả năng phân tích số liệu không gian.
- Định nghĩa theo chức năng: GIS là một hệ thống bao gồm 4 hệ con: dữ liệu đầu vào, quản trị dữ liệu( quản lý và phân tích dữ liệu) và dữ liệu ra.
- Định nghĩa theo mô hình cấu trúc dữ liệu: Gồm các cấu trúc dữ liệu được sử dụng trong các hệ thống khác nhau( Cấu trúc dạng Raster và Vecter).
- Về mặt công nghệ: GIS là công nghệ thông tin để lưu trữ, phân tích và trình bày các thông tin không gian và phi không gian. Công nghệ GIS có thể coi là một tập hợp hoàn chỉnh các phương pháp và các phương tiện nhằm sử dụng và lưu trữ các đối tượng.
 Định nghĩa chung về GIS.
Hệ thống thông tin địa lý - Geographical information system ( GIS) là một tổ chức tổng thể của ba hợp phần: Cơ sở kỹ thuật( phần cứng và phần mềm), cơ sở dữ liệu( dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính) và người điều hành được thiết kế hoạt động một cách có hiệu quả nhằm tiếp nhận, lưu trữ, điều khiển, phân tích và hiện thị toàn bộ các dữ liệu địa lý.( Các định nghĩa này ae tham khảo ở Giáo trình hệ thống thông tin địa lý, 2003, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thạch, Đại học KHTN-ĐHQG Hà Nội..)
* Các bộ phận cấu thành GIS:( ý này theo Hoa nội dung trả lời giống như ở câu hỏi thứ 2 là trình bày các thành tố của GIS?)
Các bộ phận cấu thành GIS thì có nhiều nhưng theo tài liệu Powerpoin mà cô cung cấp thì mình xin đưa ra các bộ phận sau: Tài liệu không gian( Dữ liệu); phần cứng; phần mềm và con người( fuong pháp nằm trong con người).
- Dữ liệu: Có thể nói đây là thành phần quan trọng nhất của một hệ GIS. Với bất kỳ hệ thông tin nào cũng phải hiểu rõ các loại dữ liệu khác nhau lưu trữ trong chúng.Dữ liệu là các con số hay sự kiện được tập hợp có hệ thống cho một hay nhiều mục đích cụ thể. Có 2 loại dữ liệu: Dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính
+ Dữ liệu không gian: là những dữ liệu xác định vị trí của các đối tượng, các vật thể trên bề mặt quả đất, nó trả lời cho câu hỏi đối tượng này có ở đâu? (Where?). Ví dụ: Như các loại bản đồ, các ảnh viễn thám là các số liệu không gian.
+ Dữ liệu thuộc tính: là các dữ liệu mô tả đặc tính đối tượng hay nói cách khác nó trả lời cho câu hỏi đối tượng này là cái gì? (What?), nó như thế nào? (How ?). Ví dụ: Tên chủ sử dụng, số thửa, loại đất, hạng đất, giá đất... là các số liệu thuộc tính.
- Phần cứng: bao gồm các hợp phần sau: Bộ xử lý trung tâm(CPU); thiết bị nhập dữ liệu; lưu dữ liệu và xuất dữ liệu.
+ Bộ phận xử lý trung tâm( CPU) lại bao gồm: hệ thống điều khiển, bộ nhớ, ..
+ Nhập, lưu và xuất dữ liệu: Các thiết bị ngoại vi phục vụ cho việc nhập dữ liệu là: Bàn số hóa, máy wet,; thiết bị xuất dữ liệu bao gồm: máy in đen trắng và màu, báo cáo, máy in .....
- Phần mềm: Một hệ thống phần mềm xử lý GIS yêu cầu phải có 2 chức năng sau: Tự động hóa bản đồ và quản lý cơ sở dữ liệu. Phần mềm trong GIS bao gồm: Phần mềm đồ họa( MicroStation;....); Hệ phần mềm GIS( Mapinfor,.....), Hệ điều hành( WINDOWS NT, WINDOWS 9X...), và một số phần mềm trợ giúp khác: POTOSOP.... Trong bài giảng pp còn có cả tiu chí để chon phềm mêm, nhưng theo anh các chú k cần ghi cái đó)
- Con người: Công nghệ GIS sẽ bị hạn chế nếu không có con người tham gia quản lý hệ thống và phát triển những ứng dụng GIS trong thực tế. Người sử dụng GIS có thể là những chuyên gia kỹ thuật, người thiết kế và duy trì hệ thống hoặc những người sử dụng GIS để giải quyết các vấn đề trong công việc.
Câu 2: Trình bày các thành tố của GIS( Như đã nói theo anh thì phần này giống phần trên, ý các chú tn)






Câu 3: Tb tổng quan các chức năng của GIS.
* Theo anh các chú nên nêu qua 1 xíu về ĐN của GIS.
* Các chức năng của GIS.
GIS có năm chức năng chủ yếu sau đây:
- Thu thập dữ liệu
- Xử lý sơ bộ dữ liệu
- Lưu trữ và truy nhập sữ liệu.
- Tìm kiếm và phân tích không gian
- Hiển thị đồ họa và tương tác ( Chỗ này H tham khảo ở cái tài liệu có tên sau: NHẬP MÔN HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ- Vũ Trung Kiên- ggle) nhưng lại k diễn giải cụ thể lắm, nên ý này tớ đưa ra mọi người tkhao rồi kết hợp với nội dung trong PP mà cô Gấm cho.
Theo pp của cô G thì GIS gồm các chức năng sau:
- Nhập dữ liệu: Nhập dữ liệu là một chức năng của GIS qua đó dữ liệu dưới dạng tương tự hay dạng số được biến đổi sang dạng số có thể sử dụng được bằng GIS. Việc nhập dữ liệu được thực hiện nhờ vào các thiết bị như bàn số hóa, máy quét, bàn phím và các chương trình hay môđun nhập và chuyển đổi dữ liệu của GIS.
- Quản lý dữ liệu: Việc xây dựng một cơ sở dữ liệu GIS lớn bằng các phương pháp nhập dữ liệu khác nhau thường rất tốn kém về thời gian, công sức và tiền bạc.Số chi phí bằng tiền cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu có thể lớn hơn hẳn chi phí phần cứng và phần mềm GIS. Điều đó phần nào nói lên ý nghĩa của việc quản lý dữ liệu,một chức năng quan trọng của tất cả các hệ thống thông tin địa lý. Chức năng này bao gồm việc tổ chức lưu trữ và truy cập dữ liệu sao cho hiệu quả nhất.
- Phân tích dữ liệu: Phân tích dữ liệu là chức năng quan trọng nhất của GIS. GIS cung cấp các công cụ cần thiết để phân tích dữ liệu không gian, dữ liệu thuộc tính vàphân tích tổng hợp cả hai loại dữ liệu đó ở trong cơ sở dữ liệu để tạo ra thông tin mới trợ giúp các quyết định mang tính không gian.
- Xuất dữ liệu: Chức năng xuất dữ liệu hay còn gọi là chức năng báo cáo của GIS cho phép hiển thị, trình bày các kết quả phân tích và mô hình hóa không gian bằng GIS dưới dạng bản đồ, bảng thuộc tính hay văn bản trên màn hình hay trên các vật liệu truyền thống khác ở các tỷ lệ và chất lượng khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu của người dùng và khả năng của các thiết bị xuất dữ liệu như màn hình, máy in và máy vẽ. ( anh k đủ knag để tổng hợp 1 cách ngắn gon, nên coppy thui, anh em doc rùi tông hop)
Chúng ta nên vẽ sơ đồ sau vào và phân tích nhé

Câu 4: Trình bày hai dạng số liệu( Không gian và thuộc tính) của GIS.
* Định ngĩa và GIS:
* Khái niệm về dữ liệu: Dữ liệu là các con số hay sự kiện được tập hợp có hệ thống cho một hay nhiều mục đích cụ thể. Trong GIS, dữ liệu tồn tại dưới 2 dạng thuộc tính và không gian:
- Dữ liệu không gian:
+ Là những số liệu xác định vị trí của các đối tượng, các vật thể trên bề mặt quả đất, nó trả lời cho câu hỏi: đối tượng này ở đâu? ( where?)Ví dụ: Như các loại bản đồ, các ảnh viễn thám là các số liệu không gian.
+ GIS sử dụng 4 loại đối tượng dữ liệu không gian cơ bản là: Điểm, đường, vùng và bề mặt liên tục.
++ Đối tượng điểm: Điểm là dạng đơn giản nhất của số liệu không gian, chúng là những đối tượng vô hướng, chỉ có vị trí trong không gian, không có chiều dài. Điểm được xác định vị trí bằng một cặp toạ độ X, Y.
++ Đối tượng đường: Đường là đối tượng một chiều, đường không những có vị trí mà còn có cả độ dài trong không gian. Đường được xác định bởi một chuỗi các cặp toạ độ x,y liên tiếp nhau.
++ Đối tượng vùng: Là đối tượng 2 chiều, chúng có vị trí, độ dài và xác định cả độ rộng trong không gian (có diện tích). Đối tượng vùng được tạo bởi một chuỗi các cặp toạ độ với toạ độ điểm đầu và toạ độ điểm cuối trùng nhau.
++ Đối tượng bề mặt liên tục: Là đối tượng 3 chiều, chúng không chỉ có vị trí, chiều dài, chiều rộng mà có cả chiều sâu (hoặc cao) hay nói cách khác là chúng có thể tích. Đối tượng bề mặt liên tục được biểu diễn dưới dạng không gian 3 chiều. ( Cơ hội cho bạn nào thích vẽ nào, mỗi 1 đối tượng vẽ lấy mấy đương cơ bản).
+ Dữ liệu không gian được thể hiện ở dạng số và thể hiện trên 2 kiểu cấu trúc liệu không gian cơ bản là cấu trúc raster và cấu trúc vector.
- Dữ liệu thuộc tính:
+ Là các dữ liệu mô tả đặc tính đối tượng hay nói cách khác nó trả lời cho câu hỏi đối tượng này là cái gì? (What?), nó như thế nào? (How ?). Ví dụ: Tên chủ sử dụng, số thửa, loại đất, hạng đất, giá đất... là các số liệu thuộc tính.
+ Trong GIS, cơ sở dữ liệu thuộc tính thường bao gồm một số lớn các file. Các file dữ liệu thường được tổ chức theo ba kiểu cấu trúc sau: Phân cấp, mạng và quan hệ, trong đó, kiểu quan hệ được dùng phổ biến nhất và được coi là hiệu quả nhất.
++ Hệ quản lý cơ sở dữ liệu phân cấp: dữ liệu được phân loại theo một đẳng cấp được thiết lập rõ ràng. Cấu trúc này rất đơn giản, phù hợp cho một số kiểu quản lý, đặc biệt nếu biết trước các câu hỏi đặt ra. Song, nó bị hạn chế khi các dữ liệu không đồng nhất.


Hình @: Cấu trúc cây.
++ Hệ quản lý cơ sở dữ liệu mạng: Mô hình mạng cung cấp các liên kết giữa các mục với nhau trong cơ sở dữ liệu. Cấu trúc này rất hiệu quả trong quản lý thông tin địa lý tuyến tính đặc biệt cho thiết lập topo mạng. Tuy nhiên, nó làm tăng tính phức tạp qua số con trỏ đưa vào giữa các cây.

Hình @@: Mô hình mạng.
++ Hệ quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ: Trong hệ này, dữ liệu được sắp xếp theo các bảng hai chiều chứa các bản ghi và các mối liên hệ của chúng. Ưu điểm của hệ này là rất linh hoạt và có thể trả lời mọi loại câu hỏi đặt ra bằng các toán tử logic hay các phép toán + - * /.


Hình @@@: Cơ sở dữ liệu quan hệ.
(Câu nè tham khảo pp của cô Gấm.).
Câu 5: TB cấu trúc Vecter.
Cấu trúc Vecter là kiểu cấu trúc thể hiện cho dữ liệu không gian
- Theo quan niệm toán học thì vector bao gồm một điểm (với cặp tọa độ x, y trong không gian phẳng hay x, y, z trong không gian ba chiều), một khoảng cách và một chỉ số hướng.
- Đối với dữ liệu GIS dạng vector, ta coi như thực thể có thể xuất phát từ bất cứ vị trí nào chứ không bị giới hạn bởi độ phân giải (kích thước của ô vuông nhỏ nhất).
- Cấu trúc dữ liệu vector là một cố gắng nhằm thể hiện chính xác các đối tượng trong thể giới thực lên bản đồ số bằng giá trị liên tục của các cặp toạ độ và xác định chính xác mối quan hệ không gian của các đối tượng.
- Các thực thể của cấu trúc dữ liệu Vecter:
+ Thực thể điểm (point entity) là các thực thể địa lý được xác định bởi một cặp toạ độ (x, y) duy nhất. Ngoài ra thì các dữ liệu mô tả điểm đó như ký hiệu, tên gọi, v.v.cũng được lưu trữ cùng với cặp tọa độ.
+ Thực thể đường (line entity) được định nghĩa như là tập hợp các thực thể địa lý được xác định bằng những đoạn thẳng có ít nhất hai hay nhiều cặp tọa độ (Xi,Yi).
+ Thực thể vùng (polygon entity, region or area): Vùng là một đối tượng hình học 2 chiều. Vùng được xác định bằng một chuỗi các cặp tọa độ liên tục với tọa độ điểm đầu và điểm cuối trùng nhau.

Hình $: Các dữ liệu vector dạng điểm, đường vùng trong tọa độ phẳng x, y
- Ưu, nhược điểm của cấu trúc dữ liệu Vécter:
+ Ưu điểm của cấu trúc dữ liệu vector:
++ Tiết kiệm bộ nhớ.
++ Dễ biểu diễn các quan hệ không gian
++ Thích hợp với phân tích mạng.
++ Dễ tạo đồ họa đẹp, chính xác.
+ Nhược điểm của cấu trúc dữ liệu vector
++ Cấu trúc phức tạp.
++ Khó chồng ghép.
++ Khó biểu diễn không gian liên tục.
Câu 6: Trình bày cấu trúc dữ liệu Raster.
Cấu trúc Raster là kiểu cấu trúc thể hiện cho dữ liệu không gian.
- Ở cấu trúc Raster các số liệu không gian được tổ chức thành các ô. Trọng điểm của ô được gọi là pixel hay nói cách khác giá trị của ô được gọi là pixel. Do đó pixel của các ô được coi là giá trị cơ bản để lưu trữ số liệu. Mỗi một pixel chỉ được gán một giá trị.
- Trong cấu trúc Raster thì:Điểm được mô tả bởi một pixel. Đường và đa giác được mô tả bởi một chuỗi các pixel kế tiếp nhau, có cùng giá trị số.
- Cấu trúc dữ liệu raster đơn giản nhất là một ma trận ô lưới (ma trận hàng và cột).Mỗi một ô vuông (gridcell) được đặt theo một hàng và cột và mang một số đại diện cho kiểu hay giá trị của thuộc tính của đăc tính địa lý

Hình $$: Cấu trúc dã liệu Raster.
- Ưu nhược điểm của cấu trúc dữ liệu dang Raster;
+ Ưu điểm:
++ Cấu trúc đơn giản, đồng nhất.
++ Dễ chồng ghép bản đồ với các dữ liệu viễn thám.
++ Dễ phân tích không gian, đặc biệt là không gian liên tục
++ Dễ mô hình hóa.
+ Nhược điểm:
++ Cần nhiều bộ nhớ.
++ Khi giảm độ phân giải để giảm khối lượng dữ liệu sẽ làm giảm độ chính xác hay làm mất thông tin.
++ Khó biểu diễn các mối quan hệ không gian.
++ Không thích hợp với phân tích mạng.
++ Đồ họa không đẹp.( Theo các bạn tb như thế có ngắn k nhỉ_thui mình k hiểu nó cho lắm thi coppy, ngắn cho dễ nhớ_dài làm cái gè, mí lại mình cũng có xem qua cái đề cương của 39 thì họ tb những thuận lợi và bât lợi theo bài giảng của anh Thuân, mình nghĩ đó cũng là 1 cách giải quyết vấn đề, ai cảm được phần nào thì cảm, or kết hợp cả 2, tùy thùi, cả 2 cách dẫn dắt đều đúng, k có cái nào sai đâu, I think_thế nhé-)
$*$ À, trên cơ sở tham khảo đề cương của 39, thì mình cũng thống nhất với cách làm là: Dù vào cấu trúc nào thì mình vẫn nên có 1 cái bảng ss giữa 2 cái cấu trúc đó>OK.






Câu 7: TB quá trình chuyển đổi từ dữ liệu Rester sang Vecter và ngược lại.
* Trình bày khái niệm: Rester(R) và Vecter(V).cái này tb theo ý hiểu, vì cái khái niệm của nó k đc rõ ràng..
* Qúa trình chuyển đổi:
- Chuyển đổi từ V sang R:
+ Đây là phương pháp chủ yếu để tạo ra bản đồ Raster, bản đồ đầu vào được số hoá ở dạng vestor. Sau đó được kiểm tra và chuyển sang dạng Raster bằng chức năng Raster hoá của hệ thống.
++ Đối với điểm và đường các pixel chứa chúng sẽ gán mã của chúng ở bản đồ Raster.
++ Đối với đa giác chương trình sẽ xem xét đơn vị nào chiếm phần lớn diện tích của pixel sẽ gán mã cho đối tượng đó.
+ Độ chính xác của quá trình Raster hoá sẽ phụ thuộc vào kích thước pixel, kích thước pixel nhỏ thì độ chi tiết, độ chính xác của bản đồ tăng. Nhưng mức độ tổng quát hoá thấp hoặc ngược lại kích thước pixel lơn mức độ khái quát hoá cao nhưng mức độ chính xác và chi tiết giảm.
+ Nhiệm vụ biến đổi vectơ sang raster là tìm tập pixel trong không gian raster trùng khớp với vị trí của điểm, đường, đường cong hay đa giác trong biểu diễn vectơ. Tổng quát, tiến trình biến đổi là tiến trình cấp xỉ vì với vùng không gian cho trước thì mô hình raster sẽ chỉ có khả năng địa chỉ hóa các vị trí có tọa độ nguyên. Trong mô hìnhvectơ, độ chính xác của điểm cuối vectơ được giới hạn bởi mật độ hệ thống tọa độ bản đồ, còn vị trí khác của đoạn thẳng được xác định bởi hàm toán học.


Hình $*: Raster hóa đường,vùng.
- Chuyển đổi từ R sang V:
+ Quá trình này được thực hiện bởi chức năng Vector hoá của GIS.
+ Các đối tượng điểm, đường hay vùng được mô tả bằng các ô raster được chuyển đổi thành các cấu trúc và tọa độ dữ liệu vector tương ứng.
+ Đối với ảnh mầu hoặc ảnh grey tone, các phần mềm máy tính có thể khoanh được ranh giới giữa các vùng khác nhau về màu hoặc grey tone. Sau đó gán mã cho các đơn vị khác nhau của bản đồ. Để thực hiện tốt việc gán mã này bản đồ gốc cần đảm bảo các yêu cầu sau:
++ Chất lượng mầu, grey tone cần được đảm bảo để có độ tương phản giữa cácmầu và các tone giúp cho chương trình có thể biết được sự thay đổi mầu và tone của các đơn vị bản đồ khác nhau.
++ Bản đồ gốc không nên có các đường ranh giới giữa các đơn vị bản đồ.
+ Đối với ảnh Binary chương trình vector hoá sẽ lần theo các pixel mầu đen trong bản đồ và các pixel mầu đen sẽ được nối với nhau tạo thành các đường. Có thể nối các pixel lại với nhau theo 2 phương pháp.
++ Phương pháp ghép nối 4: Chương trình chỉ nối các pixel theo chiều nằm ngang hoặc thẳng đứng.
++ Phương pháp ghép nối 8: Chương trình nối các ô mầu đen theo cả 8 hướng, phương pháp nối 8 thể hiện đối tượng đầy đủ nhất.
Câu này anh tham khao powerpoin của cô Gấm $^$.







Câu 8: TB phương pháp nhập dữ liệu địa lý bằng trắc đạc mặt đất.
* Nhập dữ liệu là gì?
- Nhập dữ liệu là quá trình mã hóa dữ liệu thành dạng có thể dùng trên máy tính và ghi dữ liệu vào cơ sở dữ liệu( CSDL) GIS. Nhập dữ liệu là một công việc đòi hỏi thời gian,công sức và kinh phí. Dữ liệu được nhập từ nhiều nguồn khác nhau
+ Nguồn dữ liệu bản đồ( Bản đồ số, bản đồ giấy)
+ Nguồn dữ liệu viễn thám.
+ Nguồn dữ liệu đo đạc, điều tra thực tế........
Dù nhập từ nguồn nào thì vẫn tuân theo mô hình sau:

Theo mình thì mình hiểu cái hình trên, nhưng có thể cách diễn đạt k dc chính xác lắm( mình thấy cái mũi tên nó k ổn) trong tl nó chi làm cái gạch ngang thui, anh cho them mui ten vào đó.
Chúng ta có pp nhập đã liệu địa lý, và nhập dữ liệu bản đồ:
* Trắc đạc là gì?
- Trắc địa hay còn gọi là trắc đạc, là một ngành khoa học về đo đạc và xử lý số liệu đo đạc địa hình và địa vật nằm trên bề mặt Trái Đất. Trắc địa là đo đạc vị trí tọa độ (kinh độ, vĩ độ, cao độ), hình dạng, kích thước, phương hướng của địa hình mặt đất và địa vật nằm trên mặt đất.
* pp nhập dữ liệu địa lý bằng trắc đạc mặt đất:
- Dữ liệu thu từ nguồn đo đạc, trắc đạc bằng các hoạt động sau:
+ Đo đạc tọa độ( Máy kinh vĩ, máy toàn đạc điện tử, GPS..)
+ Đo đạc độ cao
+ Đo,quan trắc các thuộc tính.
+ Điêu tra, thống kê:....
- Phương pháp trắc địa được thực hiện để thu thập dữ liệu tôpô tỷ lệ lớn, ví dụ như đo vẽ địa hình, ruộng đất.
+ Các ứng dụng của phương pháp này đòi hỏi hệ thống tham chiếu địa lý, mạng điểm điều khiển trắc địa.
+ Kết quả trắc địa là dữ liệu vectơ hai hay ba chiều.
+ Độ chính xác của phương pháp này trong khoảng từ cm đến dm.
- Quy trình nhập:
+ Từ các số liệu về tọa độ, số liệu đo đạc, ta xây dựng được các dữ liệu liệu không gian.
+ Từ các số liệu thống kê, quan trắc... ta nhập vào dữ liệu thuộc tính.
Việc quyết định nhập dữ liệu kông gian hay thuộc tính trước phụ thuộc vào đặc điểm số liệu hiện có. Điều quan trọng là phải đảm bảo mối liên kết giữa 2 thành phần cho từng đối tượng.
Lưu ý: Các kết quả đo đạc, quan trắc, điều tra mặt đất có thể được lưu trữ sẵn ở dạng số( file trong toàn đạc điện tử, file bảng tính,....( Mình nhớ có lần khi trao đổi về pp nhập từ số liêu đo từ máy toàn đạc, cô Gấm có nhắc tới chức năng bình sai.... nhưng k rõ nó ở đoạn nào ở quy trinh)
Câu này ae tham khảo ở tài liệu có tên là: Những kiến thức cơ bản của GIS_Phạm Văn Thông.
Câu 9: TB pp nhập dữ liệu địa lý bằng đo đạc vệ tinh.
Trước khi làm anh có 1 phân vân: nhập dữ liệu địa lý bằng đo đạc vệ tinh thì có khác gì so với nhập dữ liệu bằng viễn thám nhỉ( Vì trogn pp bằng viễn thám ta phải chup ảnh viễn thám, mà trong ảnh viễn thám lại có ảnh vệ tinh_ thế mí hiểm, quá hiểm luôn, 2za... ) Thui anh cứ hiểu tn anh tb thế, tùy các c nhé,Theo anh cả 2 cái thì bản chât là giống nhau về pp
* Nhập dữ liệu là gì?
* PP nhập dữ liệu địa lý bằng Viễn thám/ vệ tinh:
- Dữ liệu tương tự: là dữ liệu dưới dạng bản cứng, gồm các bản in trên giấy,phim, các âm bản đen trắng hay màu ở tỷ lệ khác nhau. Dữ liệu tương tự có thể đọc và giải đoán bằng mắt thường.
- Dữ liệu số: là dữ liệu dưới dạng bản mềm được lưu trữ trong các môi trường tương thích như băng, đĩa từ, đĩa quang. Dữ liệu dạng này không thể đọc và giải đoán bằng mắt thường mà cần đến phần cứng, phần mềm chuyên dụng hợp thành một hệ thống xử lý ảnh số.


Hình %$: Mô hình nhập dữ liệu từ nguồn viễn thám
Câu này kết hơp pp của cô Gấm+ bài giàng của Phạm văn Thông)
Câu 10: TB pp nhập dữ liệu địa lý bằng viễn thám( theo Hoa thì bản chất nó giống c9) Nếu ai có tư duy khác thì cứ trao đổi, cùng làm nhé.
Câu 11: tb pp nhập dữ liệu từ bản đồ giấy.
* Nhập dữ liệu là gì?
* PP nhập:
Hiện nay thì đa số dữ liêu không phải là các bản đồ, sơ đồ trên giấy. Nhưng trong nhiều trường chúng ta vẫn phải nhập dữ liệu từ bản đồ giấy. Khi đó muốn đưa vào sử dụng trong hệ GIS, ta cần phải qua 1 số thao tác nhập sau:
- Quy trình:
+ Kiểm tra chất lượng dữ liệu( Độ chính xác, dữ liệu...)
+ Kiểm tra tính thích hợp( tính cập nhật, tỷ lệ, lưới chiếu...)
+ Số hóa bản đồ( Chuyển dữ liệu từ dạng giấy sang dạng số). Số hóa bản đồ giấy bằng bàn số hóa (digitizer) hay nhập bản đồ giấy bằng máy quét (Scanner) là phương pháp thường được sử dụng. Số hóa bằng bàn số hóa là tiến trình ghi lại vị trí của trình tự các điểm đặc trưng dọc theo đường trên bản đồ. Phương pháp này cho kết quả dưới dạng bản đồ vectơ 2D. Kết quả nhập bản đồ bằng máy quét là số liệu raster.
+ Nhập dữ liệu thuộc tính đi kèm.
+ Kiểm tra và hoàn chỉnh.------Những kiến thức cơ bản của GIS_Phạm Văn Thông.

Câu 12: Hãy vận dụng những kiến thức về GIS để nghiên cứu xói mòn đất.
* Xói mòn đất là gì:
- Xói mòn đất là quá trình phá hủy lớp đất mặt và tầng đất dưới do tác dụng của nước mưa, nước tưới và tuyết tan hoặc gió.
- Nguyên nhân: Mưa lớn phá vỡ kết cấu đất. Mưa càng lớn, lượng đất bị bào mòn, rữa trôi càng nhiều. Địa hình dốc tạo ra dòng chảy rửa trôi. Độ dốc càng lớn, càng dài tốc độ dòng chảy càng mạnh, tốc độ xói mòn càng lớn. Chặt phá rừng làm giảm độ che phủ rừng. Nhất là chặt phá rừng đầu nguồn làm cho tốc độ dòng chảy trên các vùng đồi núi, nhất là đồi núi trọc càng lớn, thúc đẩy quá trình xói mòn...
Để có cơ sở đánh giá mức độ và từ đo đề xuất các biện pháp giảm nhẹ khả năng xói mòn đất, tránh nguy cơ giảm cấp đất, trơ hóa và cứng hóa bề mặt đất, vừa có hại cho sản xuất nông nghiệp, vừa giảm khả năng trữ và giữ nước mưa trên bề mặt thì nhiều đề tài đã ứng dụng GIS để nghiên cứu xói mòn đất, xây dựng bản đồ xói mòn đất.
* GIS là gì? Chức năng? Nêu wa thui?
* Cách xây dựng bản đồ xói mòn đất.
Với cách tiệm cận vấn đề theo từng thông số ảnh hưởng đến xói mòn, USLE có thể được tính toán bằng GIS. Trình tự các bước cơ bản được thực hiện như sau( USLE: là mô hình hóa xói mòn đất bằng pp mất đất sử dụng)
+ Bước 1: Xây dựng các bản đồ hợp phần:
- Bản đồ thổ nhưỡng
- Bản đồ lượng mưa
- Bản đồ địa hình
- Bản đồ thảm thực vật
- Bản đồ canh tác sử dụng đất v.v…( Lưu ý nd này tớ coppy trên mạng ket hop bai tieu luan của Tung pi nhưng bạn nào k thíc co thể áp dụng cái bài thực hành GIS bài 6: xây dụng ban do xoi mon dat ma lam).ok.
Bước 2: Từ các bản đồ đơn tính, ứng dụng GIS xây dựng các bản đồ hệ số xói mòn của phương trình USLE
Bước 3: Từ các bản đồ hệ số xói mòn, ứng dụng GIS xây dựng bản đồ tiềm năng xói mòn và xói mòn hiện tại của khu vực nghiên cứu.
Trên đây miêu tả việc sử dụng mô hình USLE trong tính toán xói mòn bằng hệ thống thông tin địa lý. Các thông số của mô hình (các hệ số) được tính toán trên GIS từ các dữ liệu đầu vào (các bản đồ). Cuối cùng, dựa trên bản đồ hệ số, tính toán bản đồ xói mòn và bản đồ xói mòn tiềm năng.
- Ưu điểm: Phương pháp này cho độ tin cậy cao, dễ phân cấp xói mòn
- Nhược điểm: Cần hiểu rõ về GIS để thực hiện tốt các bước công việc trong khi đây là phần mềm tiên tiến với nhiều ứng dụng rất đa dạng, khó tìm hiểu, nắm bắt trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý đối với việc ứng dụng GIS trong tính toán xói mòn đất là số liệu đầu vào phải đồng bộ và thống nhất về khuôn mẫu, tọa độ và tiêu chuẩn. Do đó, quan tâm đến việc xây dựng một cơ sở dữ liệu đủ tin cậy là yêu cầu hàng đầu trong việc ứng dụng GIS nói chung và ứng dụng GIS trong đánh giá xói mòn đất nói riêng.
Câu 13: Hãy vận dụng những kiến thức về GIS để nghiên cứu trượt lở đất.
* Trượt lở đất là gì:
- Trượt lở đất là một dạng biến đổi bề mặt trái đất khác. Tại đây, một khối lượng đất đá khác theo các bề mặt đặc biệt bị trọng lực kéo trượt xuống các địa hình thấp. Bề mặt trượt có thể là các bề mặt khe nứt hoặc các lớp đất đá có tính chất cơ lý yếu như đất sét thấm nước. Hiện tượng trượt lở đất thường xuất hiện một cách tự nhiên trong các vùng núi vào thời kỳ mưa nhiều hàng năm. Các hoạt động như mở đường, khai thác khoáng sản đang làm xuất hiện tác nhân trượt lở đất nhân tạo. Một số hiện tượng tự nhiên khác như sóng biển, thay đổi dòng chảy của các dòng sông cũng tạo nên sự trượt lở đất. Trong đó các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp ở đây bao gồm độ cao, độ dốc, thảm phủ, địa chất, đường giao thông, đứt gãy, mật độ sông suối.
- Trượt lở đất là quá trình diễn ra rất bình thường, chúng ta không thể loại trừ nhưng chúng ta có thể cố gắng để giảm nhẹ sức tàn phá do chúng gây ra. Đánh giá rủi ro và hiểm họa do trượt lở đất gây ra là chiến lược hiệu quả để dự báo và giảm nhẹ sự tàn phá của thiên tai này.Do đó nhiều đề tài đã ứng dụng GIS để nghiên cứu trượt lở đất, xây dựng bản đồ xói mòn đất.?
* GIS là gì
* PP nghiên cứu:
Để thành lập được bản đồ các vùng có nguy cơ trượt lở đất, thì sẽ sử dụng các nhân tố liên quan đến quá trình trượt lở như: bản đồ phân bố điểm trượt lở đất, độ cao, độ dốc, hướng dốc, đăc điểm địa chất, đứt gãy, thuỷ văn, giao thông, thảm phủ. Từ các yếu tố có liên quan này tiếp tục tiến hành thành lập bản đồ cho từng yếu tố(lớp dữ liệu) sau đó tính toán giá trị CF( Gtri này mình k dc học, thi mình cư ghi là tính toán các giá trị cần thiêt) cho từng phân lớp trong các lớp dữ liệu và chồng ghép các lớp với nhau.
- Trong nghiên cứu này mình phải tiến hành các thao tác phân tích dữ liệu:
+ Dữ liệu ban đầu: thu thập từ các bản đồ sẵn có:
+ Quet và số hóa các dữ liệu đó để tạo ra các lớp dữ liệu cần thiết.
+ Tiếp đó ae tiến hành tạo các bản đồ độ cao, bản đồ hướng dốc.. từ mô hình số hóa độ cao Dem.
+ Cuối cùng, sử dụng các công cụ trên Arcview chồng xếp chúng.... ( Google+ các kien thuc minh tong hop)
Thật ra k đc học cụ thể lắm nên tớ chỉ tổng hợp dc có thế thui. Mà c.Gấm biểu bài 100% sẽ có 1 câu ứng dụng, nên các chú tham khao thêm các tl nữa nhe> À, khi giải quyết bất cứ 1 vấn đề gì cần pai tl được 3 câu hoi: Nó là gì, nó để làm gì, và làm nó ntn? Hiêu đc vấn đeè này, thì du ta tb co sơ sài nhưng con đủ ý, logic.ok
Câu 14: Hãy vận dụng những kiến thức về GIS để nghiên cứu lũ lụt.
* Lũ lụt là gì
Lũ lụt là một trong những hiện tượng thiên tao thường gặp nhất và gây thiệt hại nhất.
Các điều kiện dẫn đến lũ lụt gồm có mưa lớn và mưa liên tục trong nhiều giờ hoặc nhiều ngày tràn ngập mặt đất.
Hầu hết trong các vùng và quốc gia có nhiều lũ xuất hiện thì công tác giảm thiệt hại được xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Các biện pháp thực hiện bao gồm cả biện pháp công trình và phi công trình. Cảnh báo lũ là một biện pháp phi công trình quan trọng nhằm giảm thiệt hạt về người, mùa màng và tài sản khi lũ xuất hiện. Ứng dụng GIS trong cảnh báo lũ được thực hiện ở khắp các vùng, các quốc gia trên thế giới.
* GIS là gì? Hừm. Nhai đi nhai lại nhưng dưng bỏ wen nhé.
* PP nghiên cứu( dung từ k đúng lắm nhưng ae mình hiểu là làm ntn ây)
Để cảnh báo, bản đồ ngập lụt đã được xây dựng từ kết quả mực nước dự báo trong mô hình. Sự giao cắt giữa bản đồ ngập lụt và các bản đồ định cư, bản đồ sử dụng đất sẽ vạch ra được biên giới các vùng ngập lụt. Kết quả của mô hình đã tạo ra được hệ thống cảnh báo lũ sớm, ví dụ như cảnh báo lũ trước 72, 48 và 24 giờ. Hơn thế nữa, nó còn giúp các nhà quản lý có thể quyết định tìm ra phương án tốt nhất để đối phó với lũ. Chẳng hạn như vấn đề di dân khi lũ đến, các nhà phân tích có thể tìm được con đường thuận tiện nhất khi di dân từ vị trí này đến vị trí khác. Hoặc khi người dân gặp nạn, có thể tìm ra con đường nhanh nhất để đưa nạn nhân tới bệnh viện.
Ứng dụng khác của GIS là cảnh báo lũ quét trên các vùng núi. Một bản đồ GIS được lập tại các vùng núi sẽ xác định được các yếu tố như mức độ rừng bị phá, độ dốc, diện tích của các sườn núi... Từ các thông tin này, máy tính có thể tính toán, dự đoán ra những khu vực có nguy cơ sạt lở đất, bị lũ quét cao, ước tính được với lưu lượng mưa bao nhiêu, thời gian bao lâu thì có nguy cơ xảy ra lũ quét. Từ các dự đoán đó, địa phương sẽ có thể di dời các khu dân cư ra khỏi vùng nguy hiểm, hoặc dự báo sớm về các khả năng thiên tai xảy ra.( Google_)
Trong nghiên cứu này ae tiến hành 1 số thao tác.ph
+ Xây dựng các lớp dữ liệu về độ che phủ của rừng, độ dốc....
+ Dùng công cụ trong Arcview để chồng ghép chúng
+ Tạo ra đc bản đồ cảnh báo ở các mức độ khác nhau. Trên cơ sở đưa các biên pháp ứng cứu kip thời.
Để có cơ sở hơn các bạn nên xem lại mấy cái bài thực hành có lquan đến noi dung của may cau hoi udung

















Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 65
Join date : 21/08/2012
Age : 31

http://ddtn.pops.tv

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết